NỖI LO SINH VIÊN CUỐI NĂM

Với tâm lý “không thi lại không phải là sinh viên” cộng với việc học đại học, các bạn sinh viên ít bị bố mẹ quản lý hơn, nên tự do chơi bời, càng những năm về sau càng chểnh mang học hành. Hậu quả là trong khi các bạn cùng khóa đang lo lắng tìm nơi thực tập, tìm đề tài làm đồ án tốt nghiệp thì nhiều sinh viên lại đang phải “vắt chân lên cổ” đi học lại, thi lại, trả nợ môn để đủ điều kiện cho việc ra trường. Hẳn ai cũng biết việc ra trường chậm hơn một thời gian ngắn là bạn có thể đã đánh mất đi bao cơ hội có việc làm. Vậy hãy cùng gia sư Tài Năng Việt tìm hiểu những nguyên nhân khiến sinh viên năm cuối lo lắng.

Lo trả nợ môn

Với tâm lý “không thi lại không phải là sinh viên” cộng với việc học đại học, các bạn sinh viên ít bị bố mẹ quản lý hơn, nên tự do chơi bời, càng những năm về sau càng chểnh mang học hành. Hậu quả là trong khi các bạn cùng khóa đang lo lắng tìm nơi thực tập, tìm đề tài làm đồ án tốt nghiệp thì nhiều sinh viên lại đang phải “vắt chân lên cổ” đi học lại, thi lại, trả nợ môn để đủ điều kiện cho việc ra trường. Hẳn ai cũng biết việc ra trường chậm hơn một thời gian ngắn là bạn có thể đã đánh mất đi bao cơ hội có việc làm.

 

Lo vấn đề thực tập

Cứ tưởng thực tập là một vấn đề đơn giản, nhưng khi bước vào thời gian thực tập thật sự thì bạn mới cảm thấy nó không hề giản đơn chút nào. Ngay từ vấn đề bạn sẽ thực tập ở đâu?

Có rất nhiều trường đại học hiện nay liên hệ cho sinh viên địa điểm thực tập. Nhưng không phải ai cũng được nơi thực tập như mong muốn của mình. Nếu không thì bạn phải tự mình tìm nơi thực tập. Mà như tình hình hiện nay, muốn có nơi để thực tập, bạn cũng phải nộp CV, thi cử và phỏng vấn như việc bạn đi xin việc thực sự.

Vấn đề tiếp theo là bạn sẽ làm gì ở nơi mình thực tập? Bỡ ngỡ, lạ lẫm là những gì bạn sẽ nhận được trong buổi đầu đi thực tập. May mắn thì bạn sẽ được mọi người ở đấy chỉ dẫn làm các công việc đơn giản, còn không thì hầu hết sinh viên thực tập chỉ đến và ngồi đọc tài liệu, hết giờ rồi về. Thậm chí có nhiều trường hợp chỉ đến 1, 2 tuần đầu tiên, sau đó việc cớ xin nghỉ, và đến cuối kì thực tập thì đến xin số liệu.

 

Chuẩn bị các luận văn , kì thi tốt nghiệp

 

Được làm luận văn thì cũng oách thật đấy. Điểm sẽ cao hơn và tấm bằng nhìn vào cũng sẽ “đẹp hơn”. Nhưng thật sự nhiều sinh viên cảm thấy thực sự mệt mỏi và tốn kém với đồ án, với luận văn của mình.

Từ việc chọn đề tài là gì? Thầy cô nào hướng dẫn? Rồi cả quãng thời gian ngày đêm tìm tòi nghiêm cứu, chỉnh sửa, in ấn, cho đến khoảng thời gian khi bảo vệ thử và  ngày bảo vệ thật. Tất cả đều ngốn rất nhiều tâm sức của các sinh viên. Chính vì vậy mà nhiều sinh viên hiện có xu hướng từ chối “đươc” làm luận văn mà thay vào đó là học và thi tốt nghiệp để ra trường. Bởi học và thi nhẹ nhàng hơn rất nhiều, chính vì vậy mà các bạn sẽ có thêm thời gian để làm việc khác, như làm thêm lấy kinh nghiệm hay học tiếng Anh cũng như các kĩ năng mềm khác.

 

Các khoản phu phí khác

Như thông lệ, sinh năm cuối nô nức chụp ảnh kỉ yếu, lưu lại những kỉ niệm đẹp cùng bè bạn. Nhưng đằng sau những bức ảnh ấy là biết bao khoản lo khác, nào từ tiền thuê áo dài, thuê áo cử nhân, thuê thợ chụp ảnh, tiền mua hoa, tiền thuê trang điểm…Tính sơ sơ cũng đến cả triệu bạc.

Rồi thì năm cuối lớp sẽ tổ chức đi chơi, các hoạt động tập thể, những dịp lễ tết, những ngày đặc biệt cũng được tổ chức nhiều hơn. Suốt mấy năm học mình không đi, ít tham gia rồi, thì còn mấy tháng nữa là chia tay nhau, nên ai cũng “cố” cùng mọi người cho vui, sau này gặp lại nhau có cái mà kể chuyện gọi là kỉ niệm.

Rồi thì tiền làm khóa luận, đồ án. Chỉ kể đến tiền in đi in lại sau mỗi lần sửa khóa luận, luận văn, mỗi lần cũng phải tính đến tiền trăm. Đó là chưa kể đến tiền quà cáp cảm ơn thầy cô đã hướng dẫn, hội đồng bảo vệ khóa luận nữa.

 

Làm gì sau khi ra trường?

Thất nghiệp có lẽ là nỗi lo thường trực và “to lớn” nhất của bất kì sinh viên năm cuối nào? Kể từ khi bạn cầm giấy chứng nhận tốt nghiệp tạm thời cùng bảng điểm hay tấm bằng đại học của mình, nghĩa là môt ngưỡng cửa mới của cuộc đời đã đến. Bạn phải lựa chọn hướng đi cho mình giữa rất nhiều ngã rẽ. Bạn đã đủ không lớn, trưởng thành để quyết định. Chấp nhận làm trái ngành trong khi chưa tìm được việc như mong muốn để  không bị  là “thất nghiệp” hay tiếp tục mòn mỏi nộp đơn xin việc và chờ đợi một công việc đúng với chuyên ngành mình học, quyết bám trụ thành phố hay về quê đợi “chỗ quen biết” nhờ xin giúp đỡ, liệu có nên tiếp tục học lên cao học hay không?


Tin liên quan

GIA SƯ ĐĂNG NHẬP

Back To Top

ĐĂNG KÝ TÌM GIA SƯ